Ngày nay, khi nhu cầu khỏe và đẹp được đặt lên hàng đầu thì rất nhiều chị em đã ý thức hơn trong việc lựa chọn thực phẩm. Thay vì chọn những thực phẩm giàu chất béo, chị em chuyển sang lựa chọn thực phẩm không có chất béo hoặc hàm lượng chất béo thấp.

Ngày nay, khi nhu cầu khỏe và đẹp được đặt lên hàng đầu thì rất nhiều chị em đã ý thức hơn trong việc lựa chọn thực phẩm. Những thực phẩm chứa nhiều chất béo không còn được lựa chọn một cách "vô tội vạ" như trước kia nữa. Thay vào đó, chị em chuyển sang xu hướng lựa chọn thực phẩm không có chất béo hoặc có hàm lượng chất béo thấp. 

Để đáp ứng kịp thời với nhu cầu này, các hãng sản xuất đã liên tục cho "ra đời" những sản phẩm được dán nhãn "Không có chất béo" hoặc "Hàm lượng chất béo thấp". Dù là sôcôla, bơ, pho mát, nước giải khát, kem, xốt mayonnaise, hay bánh nướng... bạn cũng dễ dàng thấy có thêm loại không chứa chất béo. Nhưng thực phẩm không chứa chất béo có thực sự tốt?

Dưới đây là 5 sự thật bạn cần biết về các loại thực phẩm không chứa chất béo:

1. Nhiều thực phẩm được quảng cáo là ít chất béo hoặc không có chất béo nhưng thực tế là giả mạo. Các sản phẩm này được quảng cáo với hứa hẹn không làm bạn tăng cân, nhưng thực tế các loại thực phẩm này có hàm lượng đường, bột thô hoặc tinh bột cao hơn bình thường. Vì vậy, dù không chứa chất béo nhưng nó vẫn có thể làm tăng lượng calo vào cơ thể nhiều hơn bạn vẫn nghĩ.

2. "Phù phép" trên nhãn sản phẩm. Khi mua bất kì sản phẩm nào bạn cũng nên đọc kĩ nhãn dán trên sản phẩm. Vì đó là nơi cung cấp thông tin dinh dưỡng của sản phẩm đó. Nếu thấy trên dán ghi là không có chất béo, cholestrol hoặc đường... thì đừng vội tin. Hãy xem lại tỉ lệ của các thành phần còn lại của thực phẩm. Bởi nếu giảm một vài chất đi thì chắc chắn một số chất khác sẽ tăng lên.

3. Hầu hết các loại thực phẩm không chứa hoặc chứa ít chất béo đều dùng bơ thực vật. Mà loại bơ thực vật này là một hỗn hợp của PUFA (một loại axit béo không bão hòa) nên có chứa chất béo trans, có hại cho tim. Vì vậy, khi tiêu thụ loại thực phẩm này, bạn cần kiểm soát cẩn thận.

4. Một số thực phẩm được cho là không chứa chất béo nhưng lại chứa stenols và starol thực vật - 2 tác nhân làm giảm hấp thu cholesterol. Do vậy, nó có thể làm tăng lượng cholesterol tích lũy trong cơ thể.

5. Có những thực phẩm được ghi là không có đường kèm theo không có chất béo. Nhưng thay vào đó nó lại được bổ sung chất ngọt nhân tạo. Các chất làm ngọt nhân tạo thường không có chất dinh dưỡng và được sử dụng thay thế đường. Nó tạo thành các chất hóa học hoặc tự nhiên, ngọt hơn đường ăn và cung cấp một lượng calo không đáng kể, không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. 

Tuy nhiên, chất làm ngọt nhân tạo không giúp bạn giảm cân. Chúng chỉ giúp bạn giảm thiểu hoặc loại bỏ lượng calo thu được từ đường. Một số trong số này có tác dụng phụ có hại cho cơ thể ở một số đối tượng như: trẻ em, bà mẹ mang thai và cho con bú hoặc người đang bị bệnh...

Nếu ăn uống không đảm bảo đủ về lượng, các chất như chất béo, tinh bột, thậm chí cả chất làm ngọt nhân tạo này cũng có thể làm tăng calo khi bạn tiêu thụ, nên khả năng tránh béo phì và các bệnh liên quan là khó tránh.


(Theo Afamily)

Tổng hợp