Con trai tôi được 13 tháng, buổi tối đi ngủ tôi thường đóng bỉm cho cháu, nhưng mọi người bảo cháu là cháu trai thi không nên đóng bỉm vì như vậy không tốt cho sự phát triển của tinh hoàn. Mà tôi chỉ đóng có buổi tối thôi, với lại tôi phải đi làm cả ngày nên không thể thức để xi cháu được. Rất mong quý báo cho tôi một lời khuyên. Tôi chân thành cảm ơn! (Mỹ Phượng - Ninh Bình)

Con trai tôi được 13 tháng, buổi tối đi ngủ tôi thường đóng bỉm cho cháu, nhưng mọi người bảo cháu là cháu trai thi không nên đóng bỉm vì như vậy không tốt cho sự phát triển của tinh hoàn. Mà tôi chỉ đóng có buổi tối thôi, với lại tôi phải đi làm cả ngày nên không thể thức để xi cháu được. Rất mong quý báo cho tôi một lời khuyên. Tôi chân thành cảm ơn! (Mỹ Phượng - Ninh Bình)

Trả lời:

Chị Phương thân mến,

Thông tin mà chị nhắc tới là một nghiên cứu khoa học tại Mỹ được đăng tải trên báo Chân Trời Mới - Đức về Những thói quen có hại cho giống nòi. Trong đó có nội dung:

"Một công trình điều tra của Mỹ cho biết, loại tã giấy trẻ em (đóng bỉm) do kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ cục bộ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là vào khoảng 34 độ C. Khi nhiệt độ tăng lên tới 37 độ C và lâu ngày như vậy sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng sau này. Vì vậy, các bà mẹ nên chú ý hạn chế dùng tã giấy cho trẻ. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thì nên thay tã thường xuyên và không nên bắt trẻ đeo tã cả ngày."

Việc đóng bỉm buổi ban đêm là lựa chọn của phần đông các bà mẹ. Tuy nhiên chị có thể chọn cho mình một hình thức khác nếu lo rằng đóng bỉm cho bé vào mùa hè là quá nóng...

Cách phòng ngừa viêm da do đóng bỉm vào mùa hè
 

Trên thị trường hiện có trên hàng chục nhãn hiệu tã giấy, bỉm cho trẻ em. Từ hàng cao cấp nhập từ Mỹ, Nhật, đến hàng loại trung bình nhập từ Hàn Quốc, Singapore và rất nhiều loại bỉm, tã giấy nổi tiếng được sản xuất trong nước. Tuy nhiên, rất nhiều người không phân biệt được bỉm với tã giấy. Thực chất, bỉm sử dụng nhiều loại chất liệu, còn tã giấy thì 100% là giấy.

Về chất lượng của bỉm, ngoài độ thấm hút, chất lượng miếng dán, thiết kế có vừa vặn với bé... điều quan trọng còn là chất liệu làm nên màng đáy (mặt ngoài của bỉm). Hiện màng đáy dạng vải và màng đáy thoáng khí dạng vải (có bề mặt hơi ráp, phân biệt với màng đáy nilon thường nhẵn mịn) được các bà mẹ ưa thích hơn cả.


Cách phòng ngừa hăm tã tốt nhất là giữ cho vùng da mặc tã sạch, mát và khô. Thay tã thường xuyên cho trẻ. Nên hạn chế mặc tã để da trẻ được tiếp xúc với khí trời.

Khi thay tã nên lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm. Nên để da trẻ khô hẳn trước khi mặc tã mới vào. Không nên dùng phấn thoa lên vùng hăm tã vì sẽ làm lỗ chân long bị bít lại, không thoát mồ hôi gây nên kích ứng da.

Hơn nữa, các bà mẹ đặc biệt chú ý không nên chọn loại tã bên trong phần tiếp xúc với da trẻ có plastic và polyester. Kích thước của tã thích hợp theo từng lứa tuổi để tã không nén lên da đùi và bụng trẻ.

PGS.TS Trần Lan Anh khuyên: Để chống hăm cho bé, ngoài việc chọn tã loại tốt, bạn còn phải sử dụng đúng cách. Mùa hè nên hạn chế dùng bỉm, nếu phải dùng thì nên thay thường xuyên hoặc ngay sau khi bé đại tiện.

Khi thay, nên rửa vùng mặc tã cho bé bằng nước ấm, tránh kỳ cọ mạnh, sau đó thấm nước, để một lát cho khô thoáng rồi mới đóng bỉm mới.

Chúc 2 mẹ con khỏe mạnh!

Thực hiện Kỳ Sơn


Theo MeVaBe