Tôi đã có bầu được hơn 5 tháng rồi nhưng vẫn còn hiện tượng nghén nặng. Người mệt và nôn vào buổi tối. Nên từ khi mang thai tôi tăng được 1.5kg. Liệu con tôi có bị ảnh hưởng gì khi tình trạng sức khoẻ của tôi như vậy không? (Phạm Huyền - Cầu Giấy

Tôi đã có bầu được hơn 5 tháng rồi nhưng vẫn còn hiện tượng nghén nặng. Người mệt và nôn vào buổi tối. Nên từ khi mang thai tôi tăng được 1.5kg. Liệu con tôi có bị ảnh hưởng gì khi tình trạng sức khoẻ của tôi như vậy không? (Phạm Huyền - Cầu Giấy)

Trả lời:

Chị Huyền thân mến,

Nghén nặng là hiện tượng mà một số ít thai phụ gặp phải. Để xác định chính xác mức độ nguy hiểm đối với từng người cần sự thăm khám và lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

Chúng tôi mong chị sẽ đến khám trực tiếp bác sĩ và làm theo lời khuyên chuyên môn.

Chúng tôi cung cấp cho chị một số thông tin thêm về trường hợp chị mắc phải như sau: (Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo)

Theo PGS.TS Vương Tiến Hòa- Giảng viên Bộ môn Phụ sản, ĐH Y Hà Nội

- Hiện tượng thai nghén có nhiều mức độ phụ thuộc vào cơ thể của từng người, trong đó nghén nặng sẽ nôn nhiều, không những nôn ra thức ăn mà ra cả mật xanh mật vàng. Việc này có thể dẫn tới tình trạng mất nước, mất chất điện giải, phải đưa vào bệnh viện truyền nước. Nếu nghén nặng không dứt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của người mẹ, sẽ có chỉ định phá thai.

- Khi thai phụ nghén nặng, nguy cơ sảy thai và thai chết lưu cao. Hiện tượng nghén khi mang thai tương đối phổ biến, tuy nhiên, thai phụ thường hay nghén ở 20 tuần đầu tiên trong quá trình mang thai.

- Nếu ngoài 20 tuần vẫn bị nghén nặng, thì đó là nhiễm độc thai nghén. Bên cạnh đó, khi nghén nhiều cũng làm tăng khả năng mắc một số bệnh ở thai nhi. Tuy nhiên, tuyệt đại đa số thai phụ đều vượt qua được. Chị có thể tham khảo về Nhiễm độc thai nghén theo đường dẫn /9thang/Thainghen/2007/8/3/3917.haha

Chị cũng theo dõi 3 tháng cuối của thai kỳ vì lúc này hiện tượng nôn thường không phải do thai, đó có thể là dấu hiệu báo động những bệnh lý nặng như: Hội chứng gan nhiễm mỡ cấp tính... Điều này có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ và thai nhi. Khi có những triệu trứng trên thai phụ cần đi khám ngay. Trước khi điều trị các triệu trứng của nghén bác sỹ thường loại trừ các nguyên nhân gây nôn mửa không do thai như: Rối loạn dạ dày, ruột, chức năng của tuyến giáp...

Chị cũng lưu ý rằng tăng trọng chuẩn của thai phụ trong 3 tháng giữa là 3-4 kg và 3 tháng cuối là 5-6 kg (Trong khoảng từ 7-8 kg đến 15-16kg cho toàn thai kỳ). Nếu mẹ tăng cân quá ít, thai sẽ bị suy dinh dưỡng, nhất là trong 3 tháng cuối. Chi nên cố gắng bổ xung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, axit folic, sắt ... cho thai nhi. Tốt nhất là sử dụng thức ăn tươi, nếu không có thể chọn sữa dành cho bà bầu để bổ xung những chất này.

Chúc chị và bé mạnh khỏe!

Thực hiện Kỳ Sơn


Theo MeVaBe