Khi ăn cá bé vô tình không chú ý rất dễ bị hóc xương, lúc này bạn không bình tĩnh xử trí có thể sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Dưới đây amthuc365.vn xin mách bạn mẹo hay chữa hóc xương cho bé cực hiệu quả.

Sau bữa ăn, bé yêu của bạn khóc liên tục và cứ chỉ tay vào miệng. Hãy cảnh giác vì có thể bé đã bị hóc xương.

Trẻ từ 2 đến 5 tuổi dễ hay bị hóc xương khi ăn. Nếu người mẹ không phát hiện kịp thời, sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: Bé đau đớn, không ăn uống được dẫn đến ốm yếu, suy dinh dưỡng. Hóc xương có thể gây viêm, làm mủ, áp-xe tại chỗ bị đâm vào.

trẻ bị hóc xương

Nhận biết khi trẻ bị hóc xương:

  • Trẻ đang ăn đột nhiên không chịu nuốt nữa, dù bạn dỗ bằng mọi cách. Sau đó vài phút, bé bị nôn oẹ dữ dội, khóc không dứt.
  • Những trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể chỉ tay vào cuốn họng, tự móc họng, kêu đau ngực khi nuốt.
  • Còn ở trẻ nhỏ, bạn sẽ thấy dãi, nhớt chảy nhiều từ miệng, do chúng bị đau nên không thể nuốt được.

Làm gì khi trẻ bị hóc xương?

  1. Cho trẻ ngừng ăn ngay lập tức. Bình tĩnh nói với bé há miệng thật to để bạn kiểm tra cổ họng của bé bằng mắt thường hoặc soi đèn pin. Khi hành động cần cẩn thận, kẻo bé lại hoảng sợ.
  2. Nếu thấy có xương cắm vào hanh nhân khẩu cái, vào màn hầu hay thành sau họng, bạn có thể dùng kẹp y khoa để gắp ra. Khi thao tác, phải luôn miệng trấn an bé bằng những câu như: “Không đau đâu con yêu, chỉ một tý là xong ngay thôi mà”, “ngoan nào, con giỏi lắm”…
  3. Tiếp tục theo dõi xem trẻ có thể nuốt nước bọt bình thường hay không.
  4. Nếu là trẻ lớn, hỏi chúng còn bị đau và cảm thấy vương vướng trong cổ khi nuốt nước bọt nữa hay không.
  5. Nếu bạn nghi ngờ xương vẫn còn mắc kẹt trong họng hay trong thực quản, nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời khám và có chỉ định điều trị cụ thể.

Những điều không được làm:

  1. Tuyệt đối không được dùng ngón tay mò mẫm trong họng trẻ, vì động tác này không những không lấy được xương ra mà có thể đẩy chúng vào sâu cuống họng, thậm chí dẫn đến khó thở cho trẻ.
  2. Không ép trẻ em uống nước hoặc cho nuốt trọn từng miếng thức ăn to để mong xương rớt ra. Làm như thế rất nguy hiểm vì có thể gây tai biến chết người, nếu xương đâm thủng mạch máu.
  3. Không nên khuyến khích trẻ khạc mạnh nhiều lần. Động tác này cũng có khả năng gây tai biến, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Bạn và người thân cần đề phòng:

  • Cần kiểm tra kỹ lưỡng thức ăn để loại trừ xương trước khi cho trẻ ăn. Đối với với trẻ nhỏ, tốt nhất là nên xay, nghiền kỹ thức ăn, nấu lẫn cá hay thịt gia cầm, trước khi cho trẻ ăn.
  • Dạy cho chúng biết cảnh giác với xương trong khi ăn bằng cách kể cho chúng nghe những câu chuyện liên quan đến sự cố này.
  • Trong ăn uống dù cẩn thận đến bao nhiêu đi nữa thì đôi khi chúng ta vẫn có thể bị hóc, có thể đó là một miếng thức ăn hơi lớn hoặc 1 chiếc xương dăm của 1 khúc cá, làm chúng ta rất khó chịu và đôi khi nguy hiểm đặc biệt là ở trẻ nhỏ và các cụ già.

Sưu tầm

Tổng hợp